Việc cha mẹ muốn giám sát con cái chặt chẽ là điều hoàn toàn tự nhiên. Thực tế thì việc bố mẹ không chăm sóc, giám sát con cái mới là chuyện lạ. Tuy nhiên việc quan tâm con một cách thái quá lại là một kiểu dạy con không được khuyến khích tý nào. Kiểu dạy con này được những nhà khoa học gọi là phong cách dạy con kiểu trực thăng.

Bởi con trẻ bị quan tâm quá mức và khi đó rất dễ gây ức chế về tâm lý. Làm như vậy, đầu tiên là bạn đang cho con thấy cha mẹ không có lòng tin vào trẻ. Cách quan tâm con như thế này thực sự là làm hại con nhiều hơn là yêu con

Thuật ngữ này ám chỉ các bậc cha mẹ luôn “bay lượn” ngay trên đầu các con họ, giám sát chặt chẽ các con để nhanh chóng hỗ trợ mỗi khi chúng gặp khủng hoảng. Cha mẹ trực thăng luôn chăm sóc con mình một cách thái quá. Luôn có một sự hối thúc khiến họ luôn luôn phải bên cạnh con, để mắt đến con.

Nhưng bạn có biết, kiểu dạy con này không thể khiến con phát triển toàn diện. Khoa học chứng minh rằng, trẻ con được dạy theo phong cách này khó học được những kỹ năng quan trọng cần thiết cho cuộc sống sau này.

Quan tâm quá mức trở thành độc hại với con trẻ

Quan tâm quá mức trở thành độc hại với con trẻ

Tất nhiên ai cũng muốn con mình được an toàn nhưng vấn để ở đây là đứa trẻ không thể học được như thế nào là an toàn khi chúng còn không có cơ hội khuất khỏi tầm mắt Cha mẹ.

Giảm sự tự tin và lòng tự trọng.

“Vấn đề chính với việc làm cha mẹ trực thăng chính là sự phản tác dụng”, Tiến sĩ Dunnewold nói “sự quan tâm quá mức của cha mẹ” ngầm đưa ra thông điệp rằng “cha mẹ tôi không tin tôi có thể tự làm điều này một mình” và chính nó khiến trẻ đánh mất sự tự tin của bản thân.

Kỹ năng giải quyết vấn đề kém

Nếu cha mẹ luôn luôn sẵn sàng giải quyết “hậu quả” của con hoặc thậm chí là không để tình huống tiêu cực xảy ra thì làm sao đứa trẻ có thể học được cách đối mặt với mất mát, sự thất vọng hay thất bại?

Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng kiểu dạy con trực thăng có thể khiến đứa trẻ cảm thấy khó đối mặt với các cảm xúc tiêu cực.

Tăng lo âu.

Một nghiên cứu từ Đại học Mary Washington đã chỉ ra rằng Cha mẹ quan tâm thái quá có liên quan đến mức độ lo lắng và trầm cảm cao ở trẻ em.

Chắc bạn có thể đoán được rằng những đứa trẻ có mẹ kiểm soát và quan tâm nhiều hơn khi chúng 2 tuổi sẽ khó kiểm soát cảm xúc hơn khi lớn lên.

Cũng từ nghiên cứu, các nhà khoa học thấy rằng những đứa trẻ 5 tuổi không thể kiểm soát tốt cảm xúc và hành vi đều cho thấy kỹ năng xã hội kém cũng như thành tích học tập không tốt bằng những đứa trẻ bình thường.

Cha mẹ cần cho phép con của mình trải nghiệm đầy đủ tất cả những cung bậc cảm xúc và tạo ra một không gian để con có thể thực hành và cố gắng quản lý những cung bậc cảm xúc độc lập này đồng thời hướng dẫn và hỗ trợ con khi chúng gặp phải vấn đề không thể tự giải quyết”.

Nếu muốn con có thể phát triển toàn diện, đã đến lúc bạn phải từ bỏ phong cách dạy con này hoặc ít nhất là hạn chế sự quan tâm quá mức dành cho con.

Hãy để con được tự do, được trải nghiệm những thứ mới và tự giải quyết vấn đề của riêng mình, đồng thời hãy để bản thân được nghỉ ngơi khi lúc nào cũng phải để mắt đến con.

Quan tâm quá mức trở thành độc hại với con trẻ

Quan tâm quá mức trở thành độc hại với con trẻ

Những biểu hiện cho thấy bạn quan tâm đến con quá mức

Liên tục gọi điện thoại chỉ để kiểm tra

Cha mẹ không cần giám sát từ xa đối với mỗi hành động của con qua chiếc điện thoại. Làm như vậy, đầu tiên là bạn đang cho con thấy cha mẹ không có lòng tin vào trẻ. Thứ hai, con sẽ tìm ra cách để ứng phó với những câu hỏi vặn vẹo qua điện thoại của bạn, lâu dần trẻ còn có thể nói dối mà không cảm thấy áy náy trong lòng.

Luôn can thiệp vào thời gian giải trí của bé

Can thiệp vào thời gian chơi của con nên hiểu là khi bé đang chơi với bạn, nếu xảy ra cãi nhau xung đột với bạn thì cha mẹ ngay lập tức đứng ra bênh con hoặc tìm cách dàn xếp vụ xung đột một cách êm xuôi bằng nhiều biện pháp.

Cách quan tâm con như thế này thực sự là làm hại con nhiều hơn là yêu con, bởi sự can thiệp của cha mẹ ngay cả trong thời gian giải trí sẽ làm trẻ mất đi tính tự chủ và không có khả năng độc lập giải quyết những điều đơn giản xung quanh mình.

Bắt con phải “tường trình” các hoạt động trong ngày

Trừ khi đang nghi ngờ con về một việc gì đó cực kỳ nghiêm trọng, bạn mới bắt trẻ làm bản tường trình chi tiết các hoạt động trong ngày. Còn nếu không thì nên hạn chế tuyệt đối các cuộc hỏi cung, vặn vẹo xem trong ngày bé đã đi đâu, làm gì, với ai…

Bởi con bạn là một đứa trẻ luôn cần sự thương yêu chứ không phải tội phạm cần có người giám sát.

Làm hết việc nhà cho con

Vì thương con học hành khổ sở (không có cả thời gian để chơi), thương con sức yếu, nhà có người giúp việc và nhiều lí do khác được các bậc cha mẹ đưa ra để biện minh cho việc con mình không cần làm việc nhà.

Trong thực tế, không phải lúc nào việc học tập cũng chiếm quá nhiều thời gian của các bé như thế và việc nhà không có gì quá sức đối với một đứa trẻ. Làm việc nhà sẽ giúp trẻ có được trải nghiệm và khả năng tự giải quyết vấn đề của mình cũng như biết cách sắp đặt thời gian hợp lí.

Tranh cãi về cách ăn mặc của con

Cha mẹ không nên quá khắt khe về chuyện ăn mặc của con cái và càng nên tránh đưa ra ý kiến lúc nào phải mặc những đồ gì.

Ở lứa tuổi thiếu niên và đặc biệt là với các bé thiếu nhi, cha mẹ chỉ nên tư vấn để con có nhận thức về thời trang và cách ăn mặc, không nên áp đặt suy nghĩ của lớn vào.

Kiểm soát luôn đồ ăn của con

Nếu con chán ăn, không lên cân và càng ngày càng gầy yếu hoặc bé bị béo phì thì mới là lúc bạn cần lo xem con ăn những gì, ăn như thế nào và mau chóng hỏi bác sĩ.

Nhưng nếu bé không thuộc những dạng như trên thì không phải lúc nào bạn cũng kiểm soát về món ăn trong mỗi bữa của con.

Hãy tôn trọng sở thích và khẩu vị của bé, dù nó có thể hơi khác với chế độ dinh dưỡng của bạn dành cho bé.

Chọn hộ trường cho con

Ở lứa tuổi mẫu giáo, nhi đồng thì việc chọn trường cho con có thể do cha mẹ quyết định. Thế nhưng, khi con bạn vào cấp II, cấp III và đặc biệt là bậc đại học, hãy tôn trọng mong muốn của con.

Xem trộm những bí mật của con

Lục đồ, đọc trộm nhật kí của con là sự xâm phạm nghiêm trọng đời sống riêng tư của một đứa trẻ. Tệ hại hơn là sau khi biết những điều này của con, bạn lại đem chính chúng ra để trách phạt trẻ.

Con bạn sẽ cảm thấy bị xúc phạm và thương tổn. Tình cảm giữa bé và bạn rất có thể bị rạn nứt nghiêm trọng vì điều này.

Theo các chuyên gia tâm lí về trẻ em, bạn có thể quan sát con từ một khoảng cách vừa đủ, không nhất thiết phải tìm mọi cách để biết mọi bí mật của con mới hiểu và bảo vệ được con.