Không thể phủ nhận việc cho trẻ bú mẹ trong năm đầu đời rất có lợi, nhưng vẫn có những băn khoăn rằng có nên tiếp tục cho bé bú sữa mẹ khi đã hơn một tuổi hay không.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá và có tác dụng lớn trong việc nuôi con khi bé chào đời.

Các Mẹ có biết trong lịch sử loài người thì việc cho con bú tới 3, 4 tuổi là điều hoàn toàn bình thường? Trong xã hội hiện đại, chúng ta càng ngày càng rút ngắn khoảng thời gian đó, xuống còn 2, hay 1 năm, hay thậm chí là 6 tháng hoặc ngắn hơn.

Nhưng vẫn còn nhiều nơi trên thế giới các bà mẹ vẫn duy trì cho con bú mẹ kéo dài

Hãy suy nghĩ mà xem, phải có lí do chính đáng và được chứng minh một cách chặt chẽ, thì Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO và Quỹ bảo trợ trẻ em UNICEF mới khuyến cáo rộng rãi trên khắp thế giới rằng các bà mẹ nên cho con bú ít nhất tới 2 tuổi. Không phải 1, không phải 1,5 năm, mà là ít nhất 2 năm.

Ở nhiều nơi, trẻ lớn hơn 1 tuổi vẫn có thể bú mẹ nếu cả mẹ và bé đều muốn như vậy. Bạn đang có con nhỏ hơn 1 tuổi và vẫn còn cho bú mẹ? Việc làm này tốt hay không?

Nên cho trẻ bú mẹ đến bao giờ?

Sữa mẹ sau 6 tháng vẫn có đầy đủ protein, chất béo, và các chất dinh dưỡng quan trọng khác phù hợp với nhu cầu của bé. Sữa Mẹ vẫn có những kháng thể để bảo vệ sức khoẻ cho bé ở bất kì độ tuổi nào.

Các chuyên gia luôn khuyến khích bà mẹ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và sau đó kết hợp giữa bú mẹ với việc ăn thức ăn dạng đặc cho đến khi bé 1 tuổi. Sau thời gian này, bạn có thể cho con bú mẹ đến khi nào trẻ vẫn còn muốn.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng không có giới hạn cho thời gian bé bú mẹ cũng như không có bằng chứng về tác hại tâm lý, khả năng kiềm hãm sự phát triển của bé khi được dùng sữa mẹ liên tục hơn 3 năm đầu đời hoặc lâu hơn.

Lợi ích khi được bú mẹ kéo dài từ 1 năm trở lên

Tất cả các lợi ích khi cho trẻ bú mẹ từ lúc chào đời đến lúc lớn hơn vẫn sẽ được giữ nguyên và thậm chí sẽ còn kéo dài hơn, bao gồm:

  • Dinh dưỡng: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con. Dù nhiều trẻ đã được cho ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau khi 1 tuổi nhưng sữa mẹ vẫn giúp hoàn thành đủ dinh dưỡng mà bé cần như chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất.
  • Hệ miễn dịch: Sữa mẹ có chứa kháng thể và các yếu tố tăng cường miễn dịch khác giúp con khỏe mạnh. Thậm chí những trẻ lớn hơn cũng được hưởng lợi từ sự bảo vệ của miễn dịch qua sữa mẹ.
  • Bệnh tật: Trẻ được bú mẹ lâu dài sẽ ít gặp phải bệnh tật hơn cũng như thời gian bị bệnh ngắn hơn so với các bé còn lại. Ngoài ra, khi con bị ốm, sữa mẹ còn giúp ngăn ngừa sự mất nước và làm dịu sự khó chịu trong cơ thể.

Cho bé bú đến 2 tuổi giúp tăng sự gắn kết cảm xúc bền chặt cho mẹ và bé

Mặt trái khi cho con bú sữa mẹ hơn 1 năm

Dù phần lớn phụ nữ đều không cảm thấy ảnh hưởng tiêu cực nào khi cho con bú lâu dài, nhưng vẫn có một số vấn đề sẽ nảy sinh như:

  • Mất tự do, mất thời gian
  • Đôi khi sẽ khá mệt mỏi, mất sức
  • Ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân và tình dục
  • Bạn không thể dành đủ thời gian bên những đứa con khác của mình.

Bạn có tin không? Sự thật đấy. Một đứa trẻ được bú mẹ kéo dài cho đến khi bé tự cai sữa (thường từ 2 đến 4 năm) thường được nhận định là có tính tự lập cao hơn, và quan trọng hơn là bé tự tin hơn vào chính bản thân mình.

Trong những năm đầu đời bé nhận được sự ấm áp, ko băn khoăn lo lắng, tìm thấy sự che chở từ hai bầu vúmẹ, cho đến khi bé tự đấu tranh tư tưởng và sẵn sàng tự cai sữa. Và khi bé tới được bước tiến đó, bé biết rằng bản thân mình đã đạt được một điều thật lớn lao, bé biết ngẩng cao đầu tự tin rằng bé có thể tiến xa hơn nữa.

Đó là một dấu ấn quan trọng mà bé sẽ tự hào.